750 grammes
Tous nos blogs cuisine Editer la page Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
Nấu ăn ngon là niềm vui

Sức hút của Ẩm Thực Việt

, 12:05pm

Publié par Trang Trang

Bạn đam mê và đang muốn tham gia một khóa học nấu món Việt để nâng cao tay nghề nấu nướng hoặc tìm kiếm một cơ hội làm việc tại các Nhà hàng – Khách sạn lớn, điều bạn cần học và nắm rõ đầu tiên là về các loại gia vị làm nên tên tuổi của món ăn Việt Nam.


Việt Nam là một trong các nước có nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới, đối với du khách quốc tế, ẩm thực Việt Nam có một sức cuốn hút rất kỳ lạ, không phải bởi những sơn hào hải vị mà chính vì những món ăn dân giã đã làm mê hoặc họ. Và nhân tố bí ẩn làm nên sức hấp dẫn ấy chính là gia vị, đặc biệt là các loại mắm và các loại lá thơm, mỗi món ăn lại có một vài gia vị khác đi kèm.

Món ăn Việt luôn thu hút bởi sự phối trộn hài hòa giữa các loại gia vị

Món ăn Việt luôn thu hút bởi sự phối trộn hài hòa giữa các loại gia vị

Cũng giống các món ăn ở các nước Đông Nam Á, ẩm thực Việt Nam là sự hòa hợp âm dương qua 5 vị cơ bản : chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Người Việt không thích ăn quá cay, quá mặn hay quá ngọt… mà phải là sự hòa quyện trong mỗi món ăn.

Gia vị được người Việt nâng lên thành nghệ thuật trong nấu ăn ngon, tạo thành sự hòa điệu giữa năm vị ẩm thực tượng trưng cho năm cung bậc cảm xúc của con người. Phở là một minh chứng cho sự hài hòa của ngũ vị trong một món ăn Việt. Trong một tô phở có đủ sự tổng hợp của mọi chất liệu, mùi vị, màu sắc, nó vừa có cái ngọt của thịt bò, vị cay dìu dịu của gừng, hạt tiêu đen, vị cay xè của ớt, chua của chanh, vị thơm chát hăng hắc của các loại rau thơm…và hòa hợp tất cả lại là vị ngọt lịm của nước dùng từ nước hầm xương. 

Gia vị cũng tạo nên nét đặc trưng phân biệt giữa ẩm thực miền Nam và miền Bắc. Ví dụ như trong món thịt gà người miền Bắc thường dùng kèm lá chanh, người miền Nam lại thay bằng sả hoặc rau răm…Bên cạnh đó, tùy vào địa lý và khí hậu mà mỗi vùng miền lại có một khẩu vị khác nhau. Thức ăn của người miền Bắc chịu ảnh hưởng lớn bởi nước láng giềng Trung Quốc, miền Nam thì các món ăn lại có nhiều hương vị hòa trộn với nước Thái Lan và Campuchia. Khí hậu nhiệt đới phía Nam khiến cho nơi đây trở thành miền đất của những rặng dừa, khu vườn thảo mộc nên các món ăn miền Nam thường có vị ngọt và dùng nhiều dừa.

Và có một loại gia vị dù ở vùng miền nào cũng thể thiếu là nước mắm, nước mắm dùng nhiều ướp, nấu, chấm, trộn nhưng lại đòi hỏi một nghệ thuật trong nêm nếm, bởi hương vị của món ăn lại phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng của gia vị.
 
Ngoài nước mắm, người Việt còn thể hiện sự sáng tạo khi sáng tạo ra rất nhiều loại gia vị khác nhau, phân chia theo nguồn gốc động vật, thực vật hoặc từ chế biến. Gia vị thực vật là các loại rau thơm ( ngò gai, húng lũi, húng quế, rau mùi, hành ngò…) và từ bộ phận của một số cây như vỏ quế, gừng, sả, nghệ, me..một số loại được lấy từ tinh dầu của một số loài động vật như dầu cà cuống, nước mắm, mỡ heo. Một số loại gia vị được chế biến công nghiệp như mì chính, đường cát, dầu ăn…gia vị được làm từ lên men từ mắm tôm, giấm nuôi, mẻ

Khi tham gia vào khóa học nấu các món Việt tại Trường dạy nấu ăn tại TP. HCM, bạn sẽ được học về cách sử dụng các loại gia vị đặc trưng theo từng vùng miền, cách kết hợp gia vị để tạo ra những món ăn hấp dẫn và phù hợp với những quy luật nấu ăn riêng. 

Các khóa học bếp Việt thường xuyên được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học nấu món Việt để tìm kiếm một cơ hội làm việc tại các Nhà hàng – Khách sạn lớn hoặc đơn giản là để nấu ăn trong gia đình. Tùy vào khả năng và điều kiện, bạn có thể đăng kí một khóa học nấu món Việt để ngày càng phát huy tinh hoa ẩm thực Việt Nam đến gần hơn với các du khách quốc tế.